Hậu quả Nam Kasai

Tại Kasai

Con tem năm 1963 kỷ niệm "sự hòa giải" giữa Nam Kasai và Katanga với chính quyền trung ương Congo

Tháng 10 năm 1962, Nam Kasai tái sáp nhập vào Cộng hòa Congo. Quốc gia Katanga tiếp tục chống lại chính quyền trung ương cho đến khi sụp đổ vào tháng 1 năm 1963 sau khi các lực lượng Liên Hợp Quốc bắt đầu có thái độ hung hăng hơn dưới thời Thant.[90] Nam Kasai là một trong 21 tỉnh chính thức được thành lập theo hiến pháp liên bang năm 1964 như một phần của bản thỏa thuận giữa chính quyền trung ương và địa phương. Khi chế độ Mobutu tiến hành tái cấu trúc nhà nước Congo từ năm 1965, họ giữ nguyên một vài tỉnh trong đó có Nam Kasai. Nhà nước sau đó lại tái cơ cấu tỉnh này để bao gồm địa bàn các huyện KabindaSankuru, rồi đổi tên thành Đông Kasai (Kasaï-Oriental).[34]

Phần lớn binh lính Nam Kasai nhập ngũ ANC sau khi nhà nước bị giải thể nhưng gần 2.000 người trung thành quyết định ẩn náu, hy vọng Kalonji sẽ trở lại. Quân nổi dậy do tướng Mwanzambala lãnh đạo chiến đấu trong một cuộc chiến du kích chống lại chính quyền tỉnh mới cho đến năm 1963 khi họ cũng chấp nhận gia nhập ANC.[88] Ngay sau khi kết thúc ly khai, thành phố Bakwanga được đổi tên thành Mbuji-Mayi theo tên con sông trong vùng nhằm thể hiện sự hòa giải giữa các sắc tộc Luba. Bất chấp điều đó, bạo lực giữa các phe phái Luba kéo dài đến năm 1964 và mãi đến năm 1965 mới đạt giải pháp chính trị khi J. Mukamba được bầu Chủ tịch tỉnh Nam Kasai.[91]

Khủng hoảng Congo chấm dứt

Năm 1965, Mobutu phát động cuộc đảo chính thứ hai chống lại chính quyền trung ương và tự ban bố tình trạng khẩn cấp. Sau khi củng cố quyền lực chính trị, Mobutu dần tăng cường quyền kiểm soát Congo. Không chỉ giảm số tỉnh, ông còn hạn chế quyền tự chủ của họ dẫn đến một nhà nước tập trung cao độ. Mobutu ngày càng bổ nhiệm nhiều người trong vây cánh vào các chức vụ quan trọng.[92] Năm 1967, để chứng minh tính hợp pháp cá nhân ông thành lập Phong trào Cách mạng Bình dân (MPR), cho đến năm 1990 là đảng chính trị hợp pháp duy nhất trong nước theo hiến pháp do Mobutu tự sửa đổi.[92] Năm 1971, quốc gia được đổi tên thành Zaire và nỗ lực loại bỏ mọi ảnh hưởng thuộc địa. Ông cũng quốc hữu hóa tài sản kinh tế thuộc sở hữu nước ngoài còn lại trong nước.[93] Theo thời gian, chủ nghĩa thân hữu lan rộng tại Zaire cùng với sự tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém.[94] Sự bất mãn với chế độ ở Kasaï-Oriental đặc biệt mạnh mẽ.[95]

Các vấn đề về chủ nghĩa liên bang, sắc tộc trong chính trị và tập trung hóa nhà nước đã không được giải quyết trong cuộc khủng hoảng. Điều này góp một phần khiến người dân Congo bớt tin tưởng vào nhà nước.[96] Mobutu rất ủng hộ việc tập trung hóa nên đã sáp nhập các tỉnh và bãi bỏ phần lớn quyền lập pháp của họ vào năm 1965, ngay sau khi lên nắm quyền.[97] Việc mất niềm tin vào chính quyền trung ương là một trong những lý do khiến Congo bị coi là nhà nước thất bại, góp phần kích động bạo lực giữa các phe ủng hộ chủ nghĩa liên bang dân tộc và địa phương hóa.[96]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nam Kasai http://www.africamuseum.be/sites/default/files/med... http://www.kaowarsom.be/documents/BULLETINS_MEDEDE... http://fr.allafrica.com/stories/200808150585.html http://akemasbl.canalblog.com/archives/2010/03/09/... http://www.congoindependant.com/article.php?articl... http://www.philateliequebec.com/Numeros2011/Janvie... http://www.sciencespo.fr/mass-violence-war-massacr... http://www.cairn.info/revue-courrier-hebdomadaire-... http://whqlibdoc.who.int/bulletin/1962/Vol27/Vol27... http://www.lephareonline.net/congo-zaire-lempire-d...